Ấn Độ "nói không" với các công ty viễn thông Trung Quốc (Ảnh minh họa)
Cụ thể, Chính phủ Ấn Độ đang xem xét đưa thêm các công ty Trung Quốc vào danh sách cấm thương mại, nhưng danh sách những nhà cung cấp thiết bị mạng có "nguồn tin cậy" hiện vẫn chưa được liệt kê. Được biết, lệnh hạn chế mới sẽ có hiệu lực vào ngày 15/6.
Tờ Economic Times đưa tin, các nhà khai thác viễn thông này có thể yêu cầu Ủy ban Điều phối An ninh mạng Quốc gia (NCSC) của Ấn Độ làm rõ chính xác thiết bị của nhà cung cấp nào sẽ nằm trong lệnh cấm. Không chỉ vậy, có thông tin cho rằng, Hiệp hội các nhà khai thác điện thoại di động Ấn Độ cũng sẽ triệu tập đại diện của NCSC để thảo luận về vấn đề này.
Thời điểm trước khi căng thẳng Trung-Ấn leo thang, một nhóm quan chức chính phủ Ấn Độ từng cân nhắc có cho phép Huawei và ZTE tham gia triển khai 5G hay không, quá trình này sau đó đã bị hủy bỏ. Phòng Thương mại và Công nghiệp Toàn Ấn Độ (CAIT) đã gửi công văn tới ông Ravi Shankar Prasad, Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Ấn Độ, yêu cầu cấm Huawei và ZTE tham gia vào việc xây dựng mạng 5G của nước này, bao gồm cả việc cung cấp công nghệ và thiết bị.
Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ cũng đang xem xét việc cấm những công ty Trung Quốc cung cấp cơ sở hạ tầng di động cho các nhà khai thác quốc doanh của Ấn Độ. Trên thực tế, Ấn Độ đã chống lại sức ép từ Mỹ từ lâu, và Washington DC luôn khẳng định New Delhi kiên quyết cấm hoàn toàn các nhà sản xuất thiết bị mạng Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà mạng Ấn Độ cho rằng thiết bị 5G do Huawei và ZTE cung cấp rẻ hơn và tiên tiến hơn.
Kể từ cuộc xung đột giữa các lực lượng vũ trang Trung Quốc và Ấn Độ tại biên giới khu vực Galvan vào tháng 6/2020, mối quan hệ song phương đã trở nên xấu đi. Sau đó, vì lo ngại về vi phạm an ninh và quyền riêng tư, Ấn Độ bắt đầu cấm các ứng dụng của Trung Quốc tại Ấn Độ. Vào tháng 8/2020, nhà khai thác số một tại quốc gia này, Bharti Airtel Telecom, tuyên bố họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến hành thử nghiệm 5G với các nhà cung cấp châu Âu, do áp lực của chính phủ và từ chối tham gia của Huawei và ZTE.
Theo số liệu thống kê liên quan, thiết bị của Huawei chiếm 1/3 mạng lưới hiện có của Bharti Airtel Telecom. Do đó, từ góc độ này, việc từ bỏ hoàn toàn các sản phẩm của Huawei trong một khoảng thời gian ngắn là không thực tế. Với ZTE, hãng viễn thông Trung Quốc này có tần suất xuất hiện tại Ấn Độ khá hạn chế. Mặt khác, bản thân việc định giá phổ tần 5G của Ấn Độ đã rất đắt đỏ, nếu các phụ kiện tương ứng của thiết bị được nhập khẩu từ châu Âu thì chi phí sẽ cao hơn và lợi nhuận thu được sẽ giảm đi rất nhiều.
Chính phủ Ấn Độ tin rằng việc thoát khỏi sự phụ thuộc vào thiết bị của Trung Quốc có thể đạt được hiệu quả "phân tách kinh tế", nhưng thực tế cho thấy rằng ngay cả khi Ấn Độ cố gắng hết sức để đạt được "phân tách kinh tế", hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc không còn thay thế cho cuộc sống hàng ngày của người dân Ấn Độ.
Theo dữ liệu phân tích từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Oxford ở Vương quốc Anh, nếu Ấn Độ cuối cùng ngăn chặn hoàn toàn công nghệ 5G của Huawei, các công ty địa phương sẽ giảm doanh thu ít nhất 4,7 tỷ USD vào năm 2035.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Chính phủ Ấn Độ đã thông qua một số dự luật xoay quanh các nền tảng trực tuyến. Điều này sẽ thay đổi cách tiếp cận thông tin của người dân.
" alt=""/>Ấn Độ quyết đưa 2 hãng viễn thông Trung Quốc vào danh sách đenBà Trần Thị Hương đảm nhận vai trò Phó Tổng Giám đốc của FLC từ ngày 22/12/2022. Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2023 của Tập đoàn FLC tổ chức ngày 4/3, bà Trần Thị Hương cùng với bà Vũ Đặng Hải Yến được bầu làm Thành viên HĐQT thay cho các thành viên cũ đã từ nhiệm.
Ở thời điểm hiện tại, bà Hương đang là Thành viên HĐQT của nhiều doanh nghiệp khác trong hệ sinh thái FLC như CTCP Du lịch và sự kiện FLC, Công ty TNHH FLC Samson Golf & Resort, CTCP FLC Quy Nhơn Golf & Resort, Công ty TNHH Đầu tư du thuyền – Sân golf FLC Biscom.
Ban lãnh đạo mới của FLCHomes cho biết sẽ tập trung nguồn lực để đẩy mạnh việc kinh doanh tại các thị trường trọng điểm như Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Quy Nhơn…
Đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại, hàng hóa, công ty tiếp tục thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh để lĩnh vực này duy trì tỷ trọng đóng góp lớn trong tổng doanh thu.
Đồng thời, FLCHomes chú trọng mảng kinh doanh, khai thác vận hành sân golf và các dịch vụ golf.
Cụ thể, tại dự án Khu đô thị Hưng Thịnh (Golden Bay), chủ đầu tư cho biết, dự án được giao đất 7 đợt nhưng đến nay dự án vẫn chưa hoàn tất xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung từ đợt 1 đến đợt 6, xác định nghĩa vụ tài chính đợt 7 và chưa được giao đất cho thuê đất diện tích còn lại khoảng 3,2 ha.
Sở KH&ĐT Khánh Hòa cho hay, đã có văn bản hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ điều chỉnh từ ngày 20/12/2022.
Tại dự án Khu du lịch cao cấp Phát Đạt Resort (Cam Ranh Mystery), Tập đoàn Hưng Thịnh cho biết, trước đây dự án được phê duyệt quy hoạch 1/500, mật độ xây dựng là 20,7% và có một phần 6,3ha là đất ở không hình thành đơn vị ở.
Thực tế, nhà đầu tư đã triển khai hoàn tất thi công xây dựng dự án nhưng các nội dung vướng mắc liên quan đến mật độ xây dựng và đất ở không hình thành đơn vị ở vẫn chưa được xem xét giải quyết.
Liên quan đến vướng mắc đó, ngày 20/2, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa đã có công văn số 448/SXD-KTQH về việc điều chỉnh nội dung “đất ở không hình thành đơn vị ở” tại dự án Khu du lịch cao cấp Phát Đạt Resort, Khu 4 Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh, báo cáo UBND tỉnh.
Sở Xây dựng cũng đã có công văn số 1496/SXDKTQH ngày 18/5 gửi Tập đoàn Hưng Thịnh về các nội dung liên quan đến kiến nghị của doanh nghiệp đối với đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045.
Liên quan đến các kiến nghị đang được giải quyết và tiếp tục theo dõi, Hưng Thịnh có 4 dự án gồm: Dự án BT Hệ thống thoát nước mưa và dự án BT tuyến đường nhánh; dự án BT tuyến đường phía Tây bán đảo; dự án Khu du lịch dịch vụ tổng hợp Bắc bán đảo Cam Ranh; dự án Khu dân cư và tái định cư N4.
Nhiều kiến nghị của doanh nghiệp đã được tỉnh Khánh Hòa giải quyết gỡ vướng: - Công ty TNHH Cat Tiger Khareal (dự án chung cư Napoleon Castle) kiến nghị về cấp giấy chứng nhận cho các căn hộ du lịch. Sở KH&ĐT Khánh Hòa cho biết, UBND tỉnh có văn bản gửi Sở TN&MT chủ trì phối hợp các ngành, tham mưu xử lý. Ngày 10/5/2023 Cục Thi hành án dân sự tỉnh Khánh Hòa có văn bản đề nghị tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng đối với các tài sản của Công ty. Về nghĩa vụ tài chính, Sở TN&MT đang rà soát theo chỉ đạo của UBND tỉnh. - Công ty TNHH Invest Park Nha Trang kiến nghị chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc dự án Công viên Phù Đổng dù công ty đã hoàn thành thủ tục đầu tư; hoàn thành nghĩa vụ tài chính có xác nhận của cơ quan thuế. Về kiến nghị này, Sở TN&MT Khánh Hòa trả lời, diện tích cấp giấy chứng nhận có phần diện tích công trình ngầm. Hiện nay, pháp luật đất đai chưa có hướng dẫn về việc cấp giấy chứng nhận đối với công trình ngầm. - Công ty TNHH MTV Đầu tư và Kinh Doanh Bất động sản Khatoco kiến nghị điều chỉnh hình thức tiền thuê đất hằng năm sang đóng tiền thuê đất 1 lần tại Cụm công nghiệp Trảng É. Sở KH&ĐT cho biết, UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ xem xét sau khi Luật Đất đai mới được ban hành. Sở TN&MT đã thông báo đến Công ty được biết. - Công ty TNHH Sovico Khánh Hòa và Công ty CP Quốc tế Biển Xanh (nhà hàng Louisiane) xin gia hạn thuê đất thương mại, dịch vụ. Về kiến nghị này, Sở TN&MT đã có báo cáo UBND tỉnh. UBND tỉnh sẽ xem xét, giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp sau khi nghe UBND TP Nha Trang báo cáo quy hoạch phân khu 1/2000 khu vực phía đông đường Trần Phú. - Công ty CP Khách Sạn Bưu điện xin xem xét giảm tiền thuê đất. Sở KH&ĐT Khánh Hòa cho biết, Cục thuế Khánh Hòa đã có công văn trả lời cho doanh nghiệp. - Công ty TNHH Lữ hành Quốc tế TICTOURS kiến nghị tăng giá vé tham quan Tháp Bà, việc điều chỉnh phải hợp lý và phải có lộ trình tăng. Kiến nghị này, Sở Du lịch đã có công văn gửi Sở Văn hóa và Thể thao. Đến nay, Sở Văn hóa và Thể thao đã có công văn phản hồi về tăng phí tham quan Di tích lịch sử văn hóa Tháp Bà Ponagar và Di tích danh thắng Hòn Chồng. |